Mối quan hệ Tiếng_Nguồn

Chéon (1907), Maspéro (1912) và Cuisinier (1948) coi tiếng Nguồn có liên quan chặt chẽ hơn với tiếng Mường trong khi Mạc Đường (1964), Nguyễn Dương Bình (1975) và Phạm Đức Đương (1975) đã liên kết nó với tiếng Việt.

So sánh sau này của Nguyễn Văn Tài (1975) và Nguyễn Phú Phong (1996) cho thấy mối liên hệ chặt chẽ hơn với các phương ngữ Mường, và điều này được lặp lại bởi Barker (1993) (và những người khác).

Jerold A. Edmondson, Kenneth J. Gregerson và Nguyễn Văn Lợi đề cập rằng ngôn ngữ này là "mối quan tâm lớn đối với những người nghiên cứu lịch sử ngôn ngữ Việt" do những phát triển lịch sử khác biệt của nó[11].

Nguyễn Văn Thắng (1975) lưu ý rằng những người nói tiếng Nguồn có thể giao tiếp với người nói tiếng Mường với mỗi bên nói ngôn ngữ riêng của họ, nhưng người nói tiếng Việt không biết tiếng Mường thì không thể hiểu được.

Mặc dù gần gũi hơn với Mường nói chung (đặc biệt liên quan đến sự tương đồng về hệ thống âm thanh), nhưng ở một số khía cạnh nó giống với tiếng Việt hơn. Ví dụ, từ phủ định chính trong tiếng Việt là không, là một từ mượn từ tiếng Trung được ngữ pháp hoá. Từ phủ định chẳng, được ghi nhận rộng rãi trong những giai đoạn đầu của tiếng Việt, đã bị thay thế bởi từ không gốc Trung trong phần lớn trường hợp.[12]. Ngược lại, trong tiếng Mường, chẳng vẫn được dùng hết sức rộng rãi. Tiếng Nguồn thì giống như tiếng Việt, dùng không thay vì chẳng. Trong đặc điểm này về việc mất từ bản địa, tiếng Nguồn giống như tiếng Việt hơn là Mường.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tiếng_Nguồn http://www.millionelephants.com/UPGs/nguon.htm http://ling.uta.edu/~jerry/research/ //hdl.handle.net/1885%2F8939 http://sealang.net/sala/archives/pdf8/chamberlain1... http://glottolog.org/resource/languoid/id/nguo1239 http://www.sil.org/iso639-3/documentation.asp?id=n... //www.worldcat.org/issn/1836-6821 http://laodong.com.vn/phong-su/di-tim-nguoi-nguon-... http://danviet.vn/net-viet/nguoi-nguon-va-hanh-tri... http://danviet.vn/que-nha/cac-nha-nghien-cuu-noi-v...